Khi bắt đầu kích hoạt bộ lọc sinh học, NH3 (màu xanh lá) sẽ xuất hiện trước (do NH3 sinh ra từ thức ăn, chất thải và sự phân hủy của động thực vật thủy sinh), NO2 (màu đỏ) sẽ xuất hiện sau (do vi sinh bắt đầu phát triển và chuyển hóa NH3 thành NO2). Vi sinh tiếp tục phát triển để chuyển hóa NO2 thành NO3 (là chất khá an toàn đối với cá, chỉ độc nếu hàm lượng tích tụ rất cao). Lúc này việc kích hoạt bộ lọc đã hoàn tất, cả NH3 và NO2 đều bằng 0 mg/L (thể hiện bằng đoạn màu vàng).
Thời gian kích hoạt lọc sinh học: DuraFast có tốc độ kích hoạt nhanh nhất, đặc biệt vượt trội nếu được kết hợp thêm khoáng EcoTrace, giúp rút ngắn đến hơn 200% thời gian xử lý NH3 và hơn 100% thời gian xử lý NO2 trong giai đoạn kích hoạt bộ lọc.
Độ bền vững: sau khi bộ lọc được kích hoạt, chúng ta sẽ ngừng thay nước để đánh giá độ bền của vi sinh. Kết quả cho thấy vi sinh DuraFast có độ ổn định vượt trội, vẫn có thể tiếp tục xử lý độc tố trong suốt hơn 50 ngày tiếp theo kể từ lúc ngưng thay nước. Trong khi đó, các mẫu vi sinh thông thường lại bắt đầu gia tăng độc tố NH3 trở lại (từ màu vàng chuyển sang màu xanh lá, và màu xanh càng lúc càng đậm), và do không chuyển hóa NH3 thành NO2 được nên NO2 ở các hồ dùng vi sinh thông thường vẫn ở mức 0 (màu vàng).
LƯU Ý: để đảm bảo kết quả đánh giá vi sinh có tính đại diện, khách quan và độ tin cậy cao, chúng ta cần thử nghiệm nhiều lần, đồng thời phải đảm bảo tất cả các hồ tham gia thử nghiệm có điều kiện ban đầu giống nhau và phải thử nghiệm tại cùng một thời điểm. Vệ sinh và phơi nắng vật liệu lọc thật kỹ để tiệt trùng trước khi dùng trong hồ thử nghiệm. Không nên thả cá trong các hồ thử nghiệm bởi vì cá có thể mang sẵn mầm bệnh hoặc vi sinh (có lợi lẫn có hại), nên có thể khiến cho kết quả thử nghiệm bị sai lệch.