1. Làm sao để biết cá của tôi đang mắc bệnh gì?

–  Việc xác định chính xác cá đang bị nhiễm loại mầm bệnh nào là điều không khả thi với hầu hết những người chơi cá thông thường, bởi vì công việc này đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm về loại bệnh, kỹ năng lấy mẫu và quan sát đối chiếu dưới kính hiển vi. 

–  Những người chơi cá thông thường chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm và một số triệu chứng, biểu hiện của cá để đoán bệnh ở mức tương đối, tốt nhất có thể trong khả năng. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm rằng khá nhiều loại bệnh lại có một hoặc nhiều triệu chứng giống nhau nên sẽ gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh. Chẳng hạn như:

    • Cá bị túm đuôi, túm vây, bơi lờ đờ gần nguồn sủi oxy có thể là do bị stress, ngộ độc nước, sốc nhiệt, nhưng cũng có thể là do một loại mầm bệnh nào đó gây ra. 
    • bơi loạn xạ, cạ mình dưới đáy hồ hoặc các vật trang trí trong hồ thường là dấu hiệu cho thấy cá bị nhiễm ký sinh. Nhưng điều rắc rối là có nhiều loại ký sinh khác nhau khiến cá có chung triệu chứng này, có thể kể đến như giun sán, rận nước, trùng mỏ neo, Ich, Velvet, Costia, v.v.
    • Các đốm trắng li ti xuất hiện trên cá có thể là triệu chứng của các loại ký sinh như Ich, Epistylis, Tetrahymena.
    • Cá bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng Costia, Chilodonella, Trichodina, sán da, sán mang đều có khả năng khiến cho cá tiết nhiều nhớt bất thường
    • Bệnh Columnaris (do vi khuẩn gram âm Flavobacterium columnare gây ra) và bệnh nấm thủy mi (do nấm Saprolegnia lây nhiễm) đều có biểu hiện khá giống nhau, dễ gây nhầm lẫn đó là các búi trắng như bông gòn xuất hiện trên đầu, miệng, thân cá.
    • Các vết viêm sưng, xuất huyết thường là do bị nhiễm khuẩn (Aeromonas hydrophila, Pseudomonas aeruginosa, v.v.). Nhưng cũng có trường hợp là do nhiễm sán hoặc bị ngộ độc ammonia, ngộ độc nitrit.
    • Các đốm đen xuất hiện bất thường trên người cá có thể không phải là do sán, mà là do gen của cá làm xuất hiện các đốm đen này.

2. Tại sao cần phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau?

–  Như đã đề cập ở trên, do có quá nhiều loại mầm bệnh, cộng với đoán sai bệnh (vì nhiều loại bệnh có triệu chứng giống nhau), nên nếu chỉ sử dụng duy nhất một loại thuốc thì chắc chắn sẽ gặp nhiều trường hợp trị hoài mà vẫn không hết bệnh

–  Để nâng cao hiệu quả trị bệnh thì chúng ta cần linh hoạt sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, nếu loại này không hiệu quả thì chúng ta chẩn đoán lại bệnh và/hoặc đổi sang một loại thuốc khác. Trong tủ thuốc nên có sẵn những loại chuyên dùng để dưỡng và phòng trị nấm và ký sinh (Anti Stress để dưỡng, giải độc và phòng trị một số loại bệnh đơn giản ngoài da; ParaKill diệt nấm và ký sinh trùng ngoài da phổ biến. TopTop dùng trị giun sán ký sinh trên mang, da hoặc bên trong đường ruột), cũng như trữ sẵn thêm những loại thuốc kháng sinh chuyên dùng để diệt khuẩn (Seachem KanaPlex, API Furan-2, Fritz Maracyn, v.v.)

–  Ví dụ: Nếu nghi ngờ cá bị nhiễm giun sán, chúng ta có thể dùng TopTop để điều trị. Nhưng nếu sau 2 – 3 đợt điều trị mà vẫn chưa thấy có tiến triển tốt thì chúng ta xem xét chẩn đoán lại bệnh và thử chuyển qua dùng một loại thuốc khác (Anti Stress, ParaKill, KanaPlex, v.v.).

3. Tại sao tôi trị nhiều lần rồi mà cá vẫn không hết bệnh?

Có rất nhiều lí do khiến chúng ta điều trị hoài mà cá vẫn chưa hết bệnh, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Xác định sai loại bệnh, dẫn đến dùng không đúng thuốc

  • Khi cá bị bệnh, mọi người thường nói là cá bị nấm. Nhưng thực tế thì cách gọi này chưa chính xác. Bởi vì nấm chỉ là 1 trong 4 loại mầm bệnh cơ bản, gồm có: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn và vi rút. Mỗi loại mầm bệnh có những đặc tính khác nhau, chính vì vậy nên sẽ KHÔNG CÓ bất kỳ loại thuốc nào có thể trị được cả 4 loại mầm bệnh này cùng một lúc.
  • Chưa kể là trong mỗi loại mầm bệnh lại có rất nhiều loài và biến chủng khác nữa. Chẳng hạn như nếu nói về ký sinh trùng thì có vô số loại ký sinh trùng, gồm có: giun sán, rận, trùng mỏ neo, Ich, Velvet, Costia, Trichoderma, Chilodonella, Epistylis, v.v. Nói tiếp đến giun sán thì lại cũng có rất nhiều loại giun sán khác nhau, ví dụ như Dactylogyrus sp., Gyrodactylus sp., Hexabothriidae, Anacanthorus penilabiatus, Benedeniella posterocolpa, Microcotyle sebastis, Clinostomum marginatum, Microcotyle sebastis, v.v. Chính vì có quá nhiều chủng loại như vậy, nên hiển nhiên là cũng không có bất kỳ loại thuốc nào có thể diệt được 100% tất cả các loại giun sán, ký sinh trùng trên cá.

Cá bệnh quá nặng

Ở giai đoạn nặng, cá không chỉ bị mắc một loại bệnh mà thường là bị nhiễm thêm nhiều loại bệnh khác nữa cùng một lúc (ví dụ như vừa bị nhiễm sán da, vừa bị nhiễm khuẩn ở các vết lở loét do sán gây ra), cộng với sức đề kháng lại đang ở mức báo động, sẽ khiến cho việc điều trị hết sức khó khăn. Tỉ lệ chữa khỏi dĩ nhiên là rất thấp.

4. Tôi nên làm gì nếu không chắc cá của mình đang bị bệnh gì?

–  Nếu không chắc cá đang mắc bệnh gì, hoặc thấy cá có vẻ như đang bị nhiễm nhiều loại bệnh khác nhau cùng một lúc (ví dụ như vừa nhiễm sán, vừa nhiễm khuẩn, v.v.), thì lúc này chúng ta có thể pha chung nhiều loại thuốc với nhau để cải thiện hiệu quả điều trị. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận, bởi vì không phải loại thuốc nào cũng có thể pha chung với nhau mà vẫn đảm bảo an toàn cho cá

–  TopTop, Anti Stress, ParaKill là những loại thuốc có thể pha chung với nhau và vẫn đảm bảo tính an toàn. Ngoài ra thì 3 loại này còn có thể kết hợp được với một số loại thuốc kháng sinh khác để vừa trị ký sinh vừa trị vi khuẩn.

5. Tôi thấy ParaKill cũng có công dụng diệt giun sán, vậy TopTop và ParaKill khác nhau như thế nào?

–  Phổ trị rộng: TopTop diệt được nhiều loại giun sán hơn so với ParaKill.

–  Trị nội ký sinh: TopTop có khả năng trị được một số loại giun sán ký sinh bên trong cơ thể cá. Trong khi đó, ParaKill là thuốc trị ngoại ký sinh nên chỉ diệt được một số loại sán ký sinh bên ngoài như sán da, sán mang.

–  Độ an toàn: mặc dù cả 2 loại thuốc TopTop và ParaKill đều có độ an toàn cao. Nhưng để diệt sán mang, sán da thì ParaKill cần dùng liều cao (3 – 4 giọt/1 lít), với liều lượng này thì ParaKill sẽ không phù hợp cho nhiều loại cá con dưới 3 – 4 tuần tuổi. Trong khi đó thì TopTop có độ an toàn cao hơn, dù sử dụng ở liều cao thì cũng vẫn an toàn cho cá con.

6. Tại sao cá bị tóp bụng?

Có nhiều lí do khiến cho cá bị tóp bụng, gầy yếu. Có thể kể đến một số nguyên nhân như: 

  • Bệnh lao cá (do vi khuẩn Mycobacterium spp. gây ra) cũng khiến cho cá bị tóp bụng. Bệnh này đặc biệt nghiêm trọng vì hiện tại không có thuốc chữa hiệu quả. Bệnh không khiến cá chết ngay lập tức nhưng cá luôn ở trong trạng thái ốm yếu, tóp bụng và lây sang các con khác trong hồ.
  • Do nhiễm giun sán (giun tròn, sán lá, sán dây) ký sinh bên trong đường ruột hoặc các cơ quan nội tạng khác của cá. TopTop thường có hiệu quả với các loại sán lá, sán dây, nhưng ít hiệu quả với các loại giun tròn.
  • Một số loại cá đẻ con, ví dụ như cá guppy, cá bình tích, v.v. sau khi đẻ xong sẽ bị tóp bụng. Có những ca tóp bụng bình thường, chỉ cần dưỡng vài ngày là khỏi. Nhưng cũng có những ca tóp nặng, cá lừ đừ, mất sức, bơi mất thăng bằng và có thể chết chỉ sau vài ngày, Anti Stress và TopTop có thể được kết hợp sử dụng để dưỡng và phòng giun sán cho cá sau khi đẻ.
  • Cá bị stress, sốc nước, ngộ độc nước cũng có thể dẫn đến chán ăn hoặc bỏ ăn, dần dần trở nên lờ đờ, gầy yếu và tóp bụng. Những trường hợp như thế này có thể dùng Anti Stress để giảm stress, dưỡng và giải độc cho cá.
  • Ngoài ra vẫn còn nhiều nguyên nhân không rõ ràng khác, khiến cho cá bị tóp bụng, chậm lớn hoặc chết dần dần.
Bộ Sưu Tập Ảnh Đẹp
LivePro phù hợp với tất cả các dòng cá cảnh

BÀI VIẾT MỚI NHẤT