– Giun sán là một trong những loại ký sinh gây bệnh phổ biến trên cá, tép, ốc, v.v. Trên thực tế có rất nhiều loại giun sán khác nhau, chúng có thể ký sinh trên vây, mang, da cá hoặc bên trong đường ruột và các cơ quan nội tạng khác của cá.
– Khi bị nhiễm giun sán, cá có thể có một số biểu hiện như sau:
-
- Cá vẫn ăn, vẫn bơi linh hoạt như bình thường nhưng lại không lớn nổi, bụng nhìn teo tóp, gầy yếu chứ không được căng tròn như những con cá khác khi được cho ăn no.
- Cá tiết nhiều nhớt một cách bất thường. Vây và tay bơi khép lại.
- Có một số hành động bất thường như thở gấp (mang đóng mở nhanh hơn lúc bình thường); bơi gần nguồn sủi oxy hoặc ở mặt nước để đớp không khí; giật mình, bơi lạng lách/loạn xạ/nhảy khỏi mặt nước, lắc đầu, cạ mình vào đáy hồ hoặc các đồ vật khác trong hồ.
- Trên người xuất hiện các vết viêm ửng đỏ, xuất huyết, đôi khi còn thấy cá bị tróc mất vẩy.
- Nhiều đốm đen hoặc túi nang màu vàng nhỏ xuất hiện trong thịt hoặc da cá.
- Ở giai đoạn nặng, cá chán ăn hoặc bỏ ăn, cơ thể gầy yếu teo tóp; lờ đờ, ít hoạt động; nặng hơn nữa thì nằm yên bất động ở đáy hồ; mắt đục; các vết viêm sưng ngày càng nặng hơn và có nhiều chỗ lở loét, hoại tử trên người (lúc này khả năng cao là vừa nhiễm sán vừa nhiễm khuẩn).
– Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng ở giai đoạn đầu, một số triệu chứng khi cá bị nhiễm sán khá là giống với nhiều loại bệnh khác. Chẳng hạn như:
-
- Bệnh lao cá (do vi khuẩn Mycobacterium spp. gây ra) cũng khiến cho cá bị tóp bụng. Bệnh này đặc biệt nghiêm trọng vì hiện tại không có thuốc chữa hiệu quả, và mức độ lây lan cao.
- Cá bị túm đuôi, túm vây, bơi gần nguồn sủi oxy cũng có thể là do bị ngộ độc nước, sốc nhiệt, hoặc bị một loại mầm bệnh khác gây ra.
- Cá bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng Costia, Chilodonella, Trichodina cũng có thể khiến cá tiết nhiều nhớt.
- Các vết viêm sưng, xuất huyết cũng có khi là do cá bị nhiễm khuẩn (aeromonas hydrophila, Pseudomonas aeruginosa, v.v.).
- Các đốm đen xuất hiện bất thường trên người cá có thể không phải là do sán, mà là do gen của cá làm xuất hiện các đốm đen này.
– Nếu không chắc cá đang mắc bệnh gì, hoặc thấy cá có vẻ như đang bị nhiễm nhiều loại bệnh khác nhau cùng một lúc (vừa nhiễm sán, vừa nhiễm khuẩn, v.v.), thì lúc này chúng ta có thể pha chung nhiều loại thuốc với nhau để gia tăng hiệu quả phòng và trị. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận, bởi vì không phải loại thuốc nào cũng có thể pha chung với nhau mà vẫn đảm bảo an toàn cho cá.
– TopTop, Anti Stress, ParaKill là những loại thuốc có thể pha chung với nhau và vẫn đảm bảo tính an toàn. Ngoài ra thì 3 loại này còn có thể kết hợp được với một số loại thuốc kháng sinh khác để vừa trị ký sinh vừa trị vi khuẩn.