Trên thị trường hiện tại có vô số các sản phẩm vi sinh có lợi dành cho những người chơi cá cảnh, thủy sinh và aquaponics. Có sản phẩm ghi rõ thông tin thành phần vi sinh, nhưng cũng có sản phẩm lại không cho biết chủng loại vi sinh đang sử dụng là gì, điều này khiến cho không ít người cảm thấy bối rối và không biết nên chọn loại nào cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn nhận diện và phân biệt được sự khác nhau giữa các chủng loại vi sinh đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực cá cảnh, thủy sinh và aquaponics.
Phân loại các sản phẩm vi sinh
Có nhiều cách để phân loại các sản phẩm vi sinh tùy theo công dụng, thành phần và đặc tính của chúng, sau đây là một số cách phân loại phổ biến:
– Vi sinh đơn chủng và vi sinh đa chủng: các sản phẩm vi sinh đơn chủng sẽ chỉ có duy nhất một chủng vi sinh trong sản phẩm đó. Trong khi đó, các sản phẩm vi sinh đa chủng có chứa nhiều loại vi sinh vật khác nhau, chúng vừa có khả năng cộng sinh, vừa có thể liên kết hỗ trợ lẫn nhau để có thể tận dụng ưu điểm của từng loại, mang lại hiệu quả cao hơn so với khi hoạt động riêng lẻ.
– Vi sinh có khả năng hình thành bào tử và vi sinh không hình thành bào tử: những vi sinh có khả năng hình thành bào tử có ưu điểm là thời gian lưu trữ lâu, vì chúng sẽ tự chuyển về chế độ ngủ đông, ngừng hoạt động khi gặp điều kiện bất lợi, sau đó sẽ tự hoạt hóa trở lại nếu như điều kiện môi trường thuận lợi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là khi bạn mua các sản phẩm vi sinh đã ở sẵn dạng bào tử (trạng thái ngủ đông, thường thấy ở các sản phẩm vi sinh dạng bột) thì cần phải kích hoạt trước khi sử dụng, còn nếu mua các sản phẩm vi sinh có khả năng hình thành bào tử nhưng chúng đang ở trạng thái hoạt động (thường gọi là vi sinh sống, hay gặp ở các sản phẩm dạng lỏng) thì có thể sử dụng được ngay mà không cần mất thời gian chờ kích hoạt.
-
- Một số loại vi sinh có khả năng hình thành bào tử: các chủng vi khuẩn Bacillus như Bacillus subtilis, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus pumilus, Bacillus megaterium, men Saccharomyces cerevisiae.
- Một số loại vi sinh không hình thành bào tử: vi khuẩn nitrat hóa (Nitrosomonas, Nitrobacter), vi khuẩn quang hợp psb, vi khuẩn Lactobacillus, vi khuẩn Bifidobacterium.
– Vi sinh vi khuẩn và vi sinh không phải là vi khuẩn: ngoại trừ một số loại vi sinh có nguồn gốc là men hay nấm men, thì hầu hết các loại vi sinh đang được sử dụng hiện nay đều là vi khuẩn.
-
- Vi khuẩn thường được sử dụng nhất trong các chế phẩm vi sinh thuộc các nhóm sau: vi khuẩn axit lactic (Lactobacillus), vi khuẩn Bifidobacterium, vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn Enterococcus.
- Vi sinh không phải là vi khuẩn bao gồm: men Saccharomyces cerevisiae, men Saccharomyces bourlardii, men Candida utilis, nấm men Aspergillus oryzae, nấm men Penicillium sp.
– Vi sinh bản địa và vi sinh ngoại lai: những loại hiếm khi tìm thấy trong đường tiêu hóa của vật chủ được xem là vi sinh ngoại lai (men Saccharomyces, nấm men Aspergillus oryzae). Còn những loại thường thấy xuất hiện bên trong đường tiêu hóa của vật chủ thì được gọi là vi sinh bản địa (Lactobacillus, Bifidobacterium). Cả 2 loại vi sinh bản địa và ngoại lai đều có ưu nhược điểm riêng, vì vậy đa phần các sản phẩm vi sinh đều chứa cả 2 loại này để có thể bổ sung qua lại cho nhau.
Một số đặc điểm giúp nhận diện và đánh giá một chủng vi sinh tốt
Một chủng vi sinh vật được xem là có lợi nếu chúng đáp ứng được các tiêu chí sau:
- An toàn cho vật chủ (cá, tôm tép, rùa, ốc, cây thủy sinh…), không gây bệnh hay làm suy yếu vật chủ sau khi sử dụng.
- Không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Vi sinh có lợi nếu mang gen kháng thuốc kháng sinh sẽ có nguy cơ truyền gen này cho các loại vi sinh gây hại, khiến chúng càng trở nên nguy hiểm hơn.
- Có tính đối kháng mầm bệnh bằng cách sản xuất các hợp chất ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại.
- Có khả năng chịu được pH thấp và muối mật để có thể tồn tại bên trong dạ dày và ruột.
- Có khả năng bám và cạnh tranh điểm bám với vi sinh vật gây hại để điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột theo hướng có lợi cho vật chủ.
- Cải thiện đáp ứng miễn dịch của vật chủ: khi mầm bệnh đi vào cơ thể vật chủ, hệ miễn dịch thích ứng và hệ thống bổ thể được kích hoạt. Nhờ khả năng bám vào niêm mạc, vi sinh vật có lợi sẽ điều chỉnh miễn dịch niêm mạc của vật chủ để chống chọi lại với mầm bệnh.
- Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như các vitamin và enzym.
- Cạnh tranh nguồn năng lượng và dinh dưỡng thiết yếu với các vi sinh vật gây hại.
- Có thể phát triển nhanh và phù hợp với thân nhiệt của vật chủ.
- Điều chỉnh các hocmon có liên quan đến việc cải thiện hiệu suất sinh sản của vật chủ.
- Có thể tương tác và cộng sinh tốt các loại lợi khuẩn khác, bởi sự đa dạng chủng loại vi sinh trong sản phẩm có thể mang lại hiệu quả tốt hơn so với chỉ có một loại vi sinh.
Một số chủng vi sinh phổ biến
Bên dưới là danh sách các chủng vi sinh vật có ích đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong thực tế, được phân theo chức năng và lợi ích đối với vật chủ. Trong đó, các chủng vi sinh được tô đỏ là những loại được ứng dụng nhiều nhất.
Ứng dụng | Chủng vi sinh | Nguồn tham khảo |
Kích thích tăng trưởng | Bacillus subtilis
Bacillus licheniformis Bacillus pumilus Bacillus coagulans Saccharomyces cerevisiae Lactobacillus plantarum Lactobacillus casei Lactobacillus acidophilus Lactobacillus helveticus Lactococcus lactis AR21 Carnobacterium divergens Enterococcus faecalis Streptococcus thermophilus Streptomyces Streptococcus phocae P180
|
Kennedy et al. (1998);
Harzevili et al. (1998); Adami and Cavazzoni (1999); Raida et al. (2003); Das et al. (2006); El-Sersy et al. (2006); Aly et al. (2008a); Swain et al. (2009); Al-Dohail et al. (2009) Sun et al. (2010) Hung et al. (2012); Zokaeifar et al. (2012); Rahman et al. (2013); Rodriguez-Estrada U et al. (2013); Newaj-Fyzul et al. (2014); Lee S et al. (2017); Lin HL et al. (2017); Meidong R et al. (2017); Muchlisin ZA et al. (2017)
|
Ngăn ngừa mầm bệnh | Bacillus subtilis
Bacillus licheniformis Bacillus megaterium Bacillus pumilus Saccharomyces cerevisiae Saccharomyces boulardii Lactobacillus plantarum Lactobacillus rhamnosus Lactobacillus acidophilus Lactococcus lactis Carnobacterium divergens Enterococcus faecium SF 68 Enterococcus faecalis Pseudomonas fluorescens Pseudoalteromonas sp. Streptococcus phocae P180 Vibrio lentus
|
Gatesoupe, F. J. (1991);
Gildberg et al. (1997); Queiroz, J., and C. Boyd. (1998); Robertson et al. (2000); Chang and Liu (2002); Raida et al. (2003); Swain et al. (2009); Li et al. (2009); Shim et al. (2012); Zokaeifar et al. (2012); Bai et al. (2013); Rahman et al. (2013); Rahman et al. (2013); Rodriguez-Estrada U et al. (2013); Wesseling W et al. (2016); Sayes C, Leyton Y, Riquelme C. (2016); Gao XY et al. (2017); Schaeck M et al. (2017) |
Hấp thu hiệu quả chất dinh dưỡng | Bacillus subtilis
Bacillus megaterium Bacillus NL 110 Lactobacillus bulgaricus Lactobacillus casei Lactobacillus plantarum Lactobacillus helveticus Lactobacillus acidophilus Carnobacterium sp. Hg4-03 |
Daskiran et al. (2012);
Fajardo et al. (2012); Landy and Kavyani (2013); Rahman et al. (2013); Afrilasari W et al. (2016); Meidong R et al. (2017); Lee S et al. (2017)
|
Cải thiện chất lượng nước | Bacillus subtilis
Bacillus cereus Bacillus licheniformis Bacillus sp. 48 Bacillus NL 110 Saccharomyces cerevisiae Lactobacillus casei Lactobacillus plantarum Lactobacillus acidophilus Nitrosomonas Nitrosovibrio Nitrosococcus Nitrolobus Nitrospira Nitrobacter Nitrococcus Nitrospira Rhodopseudamonas palustris Rhodobacter sphaeroides |
Nagadomi et al. (2000);
F. Shishehchian, F. M. Yusoff, and M. Shariff (2001); Kim et al. (2005); Cesar Mota et al. (2005); Suzer et al. (2008); Y. B. Wang, J. R. Li, and J. Lin (2008); A. Dohail et al. (2009); M. Rahiman et al. (2010); P. Padmavathi et al. (2012); Melgar Valdes CE et al. (2013); Xiaoping Zhang et al. (2014); Pabitra Barik et al. (2018)
|
Tăng sức đề kháng | Bacillus amyloliquefaciens
Bacillus licheniformis Bacillus megaterium Bacillus pumilus Bacillus plantarum Saccharomyces cerevisiae Lactobacillus bulgaricus Lactobacillus casei Lactobacillus plantarum Lactobacillus delbrueckii Lactobacillus fructivorans Lactobacillus acidophilus Lactobacillus thuringiensis Enterococcus faecalis Pediococcus acidilactici Streptococcus lactis |
García de la Banda et el. (1992);
Queiroz, J., and C. Boyd. (1998); Olafsen, J. A. (1998); Carnevali et al. (2004); Rollo et al. (2006); El-Sersy et al. (2006); Aly et al. (2008b); Li et al. (2009); Al-Dohail et al. (2009); Daskiran et al. (2012); Rahman et al. (2013); Rodriguez-Estrada U et al. (2013); Dennis EU, Uchenna OJ (2016); Ortiz et al. (2013); Gao XY et al. (2017); Bahi A et al. (2017) |
Cải thiện hiệu suất sinh sản | Bacillus subtilis
Lactobacillus casei Lactobacillus rhamnosus Lactobacillus acidophilus Enterococcus faecium Bifidobacterium thermophilum |
S. Ghosh, A. Sinha and C. Sahu (2007);
G. Gioacchini et al. (2010); H. Abasali and S. Mohamad (2010) |
Biên dịch: cakhoecasung.com
Biên soạn: cakhoecasung.com
Nguồn tham khảo:
- Tania Perez-Sanchez và cộng sự (2013). Ứng dụng lợi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản: Đánh giá thực trạng sử dụng. Tạp chí Reviews in Aquaculture, 5, 1–14.
- Verschuere L., Rombaut G., Patrick S. và Verstraete W. (2000). Sử dụng lợi khuẩn làm tác nhân kiểm soát sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Tạp chí Microbiology and Molecular Biology Reviews, 64:4, 655 – 671.
- Sayes C., Leyton Y. và Riquelme C. (2017). Chương 7: Sử dụng lợi khuẩn như một giải pháp bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi thủy sản. Sách Sử dụng kháng sinh cho vật nuôi, 425 – 502.
- Zorriehzahra M. J. và cộng sự (2016). Vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản: Cập nhật các nguyên lý hoạt động chúng. Tạp chí Veterinary Quarterly, 36:4, 228 – 241.
- Cruz P. M., Ibanez A. L., Hermosillo O. M. và Saad H. R. (2012). Sự dụng lợi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản. Tạp chí International Scholarly Research Network, 2012, 916845.
- Bajagai Y. S., Klieve A. V., Dart P. J. và Bryden W. L (2016). FAO, Lợi khuẩn trong khẩu phần dinh dưỡng cho vật nuôi. Báo cáo khoa học về Sản xuất và quản lý sức khỏe vật nuôi của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 179.
- Dennis P. DeLong và Thomas M. Losordo (2012). Làm thế nào để khởi động một bộ lọc sinh học. Tạp chí Trung tâm Nuôi trồng thủy sản khu vực miền Nam – Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, SRAC Publication 4502.